Khám phá bí mật về loài chim yến

Khám phá bí mật về loài chim yến

Yến sào trở thành một trong những thực phẩm bổ dưỡng được nhà nhà sử dụng bởi hàng loạt chất dinh dưỡng có trong yến. Nhiều người sử dụng yến những vẫn chưa biết nhiều về loài chim này, khác với loài chim thường, yến có nhiều điều thú vị hơn bạn nghĩ. Cùng khám phá bí mật về loài chim yến thông qua bài viết dưới đây nhé!

Loài chim trung thành

Một khi chúng đã vào nhà ở và làm tổ thì chúng sẽ gần như ở lại suốt đời trừ khi nhà đó có những yếu tố làm chúng bất an như bị phá hoại hay khai thác không đúng cách. Vì vậy, càng lâu năm thì đàn yến càng đông, khi nuôi yến, chim yến mà chúng ta dụ được chủ yếu là các con chim non. Chim yến thường ăn những loại côn trùng nhỏ ngoài tự nhiên và bắt côn trùng khi chúng đang bay. 

Chim yến có thị lực tốt

Chim yến thường làm tổ ở những nơi có cường độ ánh sáng khoảng 2 lux, khi làm tổ ở những nơi tối tăm giúp chúng có thể tránh né kẻ thù như cú mèo, dơi, các loài chim khác.

Yến thường làm tổ ở những nơi đã có chim yến từng làm tổ

Đây là đặc tính bầy đàn của chim yến, thật ra chúng ngầm hiểu rằng, nếu đã có “đồng bọn” ở, nghĩa là nơi đó an toàn, thích hợp cho việc sinh sản sau này. Chim yến đặc biệt nhạy cảm với môi trường mới nơi chúng sẽ làm tổ nên chúng sẽ cảm thấy bất an, không làm tổ ở những ngôi nhà không an toàn.

Yến vô cùng nhạy cảm với mùi lạ, âm thanh lạ, độ ẩm và nhiệt độ. Do đó, môi trường bên trong quyết định 50% sự thành công của nhà yến. Đôi khi một yếu tố rất nhỏ, rất sơ đẳng cũng làm thất bại một nhà nuôi yến. Khi tạo nhà nuôi yến, cần phải tạo môi trường an toàn cho chim yến bằng cách tiêu diệt và bảo vệ nhà yến tránh khỏi những loài vật có hại cho chim yến.

Chim yến không bao giờ đậu

Đây là đặc điểm thường thấy ở chim yến và én - một loài chim cùng họ với yến. Chúng chỉ treo mình trên các vách đá dựng đứng hoặc những thanh làm tổ. Đây cũng có thể là một trong những lý do khiến chim yến không nhiễm cúm gia cầm và cho đến nay chưa từng có phát hiện nào về việc yến nhiễm cúm gia cầm.

Vận tốc bay rất nhanh

Vận tốc bay của yến có thể lên tới 130-160 km/h, do đó khoảng cách lý tưởng đến nơi có nguồn thức ăn không nên quá 20km, vì bán kính vòng bay tối thiểu của chim yến thường là 1.5 - 2m. Do đó, muốn nuôi yến hiệu quả, nhà yến phải sở hữu chiều rộng tối thiểu là 6m, vì khi chim non bắt đầu rời tổ và tập bay, chúng bay chưa vững nên dễ va chạm vào các vách xung quanh, rớt và chết.

Nếu chúng không chết, chúng sẽ bay khỏi nhà và không bao giờ trở lại. Do đó, một số nhà nuôi có bề rộng nhà nhỏ thường thất bại hoặc không phát triển sau nhiều năm. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong nhà yến Từ 27-29C. Độ ẩm thích hợp: 80-95%. Cần phải đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong nhà yến để chim yến có thể đến và làm tổ.

Chim yến đặc biệt nhạy cảm 

Bởi vì là môi trường mới nên chúng sẽ cảm thấy bất an, không làm tổ ở những ngôi nhà không an toàn cho chúng. Yến rất nhạy cảm với mùi lạ, âm thanh lạ, độ ẩm và nhiệt độ. Do đó, môi trường bên trong quyết định 50% sự thành công của nhà yến. Đôi khi một lỗi rất nhỏ, rất sơ đẳng cũng làm thất bại một nhà nuôi yến.

-----

Mọi chi tiết xin liên hệ: Công Ty Yến Sào Cần Giờ

Địa chỉ: 91 Cao Triều Phát,Phú Mỹ Hưng , P. Tân Phong, Quận 7, Tp. HCM

📞Hotline: 0903 900 135

📲Email: Lienhe.yensaocangio@gmail.com

🌐Web: https://yensaocangio.vn/

Tham khảo các loại Yến Sào Cần Giờ

← Bài trước Bài sau →